Bệnh bách biến là một chứng bệnh ngoài da khá phổ biến, bệnh thường rất giống với hắc lào nên rất dễ nhầm lẫn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và đối tượng. Bạch biến là một nhóm bệnh tự miễn dịch và thường có thể chữa khỏi. Vì vậy, người bệnh không nên quá lo sợ. Để điều trị nhanh khỏi người bệnh cần phải hiểu rõ về bệnh lý này. Dưới đây là một số thông tin về bệnh bạch biến và dấu hiệu nhận biết bệnh bạch biến mọi người không nên bỏ qua.


1/ Nhận biết bệnh bạch biến qua những triệu chứng sau

Bạch biến là một nhóm bệnh tự miễn, thuộc một trong những bệnh phổ biến của viêm da cơ địa. Bệnh có thể xuất hiện ở đối tượng nào. Tuy nhiên, theo khảo sát thì tỉ lệ nữ giới bị bệnh cao hơn so với nam giới. Khi bị bệnh bạch biến thường có một số dấu hiệu chủ yếu sau:

+ Mới đầu chỉ xuất hiện những chấm trắng nhỏ ở một vùng nào đó trên cơ thể. Những vùng da hay gặp nhất đó là vùng mặt, môi, tay chân, cẳng tay, cẳng chân, và vùng sinh dục.

+ Những vết chấm trắng nhỏ để lâu sẽ lan rộng dần ra những vùng khác. Mức độ lây lan có thể nhanh chậm khác nhau.

+ Những vết chấm trắng to nhỏ khác nhau, có hình tròn, hình bầu dục. Có ranh giới rõ ràng, da trơn không có vảy, không cộm, có viền sắc tố xung quanh tổn thương.

+ Lông hoặc tóc trên vùng bệnh bị dát trắng có thể bạc màu hoặc không.

2/ Bệnh bạch biến rất dễ nhầm lẫn với lang ben

Theo bác sĩ Trần Ngọc Ánh hiện đang công tác tại bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Bệnh bạch biến khi mới nhìn qua và đối với những người bình thường không có nhiều kiến thức về những nhóm bệnh này thì thường hay nhầm lẫn giữa bệnh bạch biến và bệnh lang ben. Chính vì vậy mà dẫn đến việc chữa trị sai cách, bệnh lâu khỏi hơn.

⇒ Cách phân biệt bệnh bạch biến và lang ben

+ Bệnh bạch biến thường có da trơn không có vảy trên tổn thương. Còn bệnh lang ben có một lớp vảy xuất hiện.

+ Bệnh bạch biến thường không gây ngứa. Đối với bệnh lang ben lại gây ngứa nhiều.

+ Bạch biến không lan ra mà da mất sắc tố rất nhanh. Lang ben thường bắt đầu với vài đốm nhỏ rồi lan rộng ra với hình tròn lớn hơn.

Vì triệu chứng và tại sao khác nhau nên cách chữa lang ben và bạch biến cũng khác nhau. Đây là chứng bệnh ngoài da có khá nhiều điểm giống nhau về bên ngoài. Vì vậy, nếu không biết cách xác định bệnh thì người bệnh cần nhanh chóng để bệnh viện để khám và xác định rõ nguyên nhân cũng như bệnh tình. Tránh tự ý mua thuốc tự chữa bệnh sẽ không khỏi thậm chí còn nặng hơn và có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm.

3/ Cách xử lý an toàn khi bị bệnh bạch biến

Như đã nói ở trên, bệnh bạch biến dễ nhầm lẫn với lang ben. Vì vậy, khi thấy những triệu chứng trên nếu không biết cách xác định bệnh thì nên đi khám để chữa bệnh đúng cách. Khi bị bệnh bạch biến có thể dùng một số loại thuốc bôi ngoài da như:

+ Thuốc corticosteroids, kem bôi monobenzyl ether. Tuy nhiên, nên thận trọng khi dùng thuốc vì có thể gây nên một số tác dụng phụ như teo da, dãn mạch, rạn da

+ Thuốc uống như: Meladinine, Paraminan.

+ Chiếu ánh sáng PUVA.

⇒ Những thói quen sinh hoạt này có thể sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

+ Dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài để tránh bệnh nặng hơn.

+ Khi sử dụng thuốc chữa bệnh bạch biến, nếu có tác dụng phụ hay triệu chứng mới thì nên báo ngay cho bác sĩ.

+ Đội nón rộng vành, mặc quần áo dài khi ra đường.

Bạch biến là một trong những căn bệnh ngoài da khá phổ biến. Khi bị bệnh nhiều người thường bị nhầm lẫn với bệnh lang ben. Vì vậy, khi gặp phải những triệu chứng này cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn ngay. Đồng thời có phương pháp chữa trị bệnh kịp thời. Tránh trường hợp không hiểu rõ về bệnh nên chữa bệnh sai cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm:

Bất ngờ với cách chữa bạch biến bằng củ riềng

Chữa bạch biến bằng củ riềng có tốt không?

Chữa bạch biến bằng củ riềng như thế nào?