Bệnh bạch biến là một bệnh tế bào sinh sắc tố ở da bị phá hủy khiến da mất đi lớp sắc tố melamin, do đó vùng da bị mất sắc tố trở thành màu trắng, có khi có những đốm nâu xen kẽ, lông hoặc tóc trên vùng da bị bạch biến cũng có màu trắng.



Các đốm trắng này thường gặp ở lưng bàn tay, cổ tay, cẳng tay, mặt,cổ, lưng, vùng sinh dục nhưng không bao giờ người ta thấy bạch biến ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc (có lẽ do các vùng này không có lông chăng?)

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân gây bệnh bạch biến hiện nay chưa rõ, người ta thấy bệnh bạch biến là một bệnh tự miễn khiến các tế bào sắc tố bị phá hủy. Bệnh bạch biến có tính chất di truyền vì có khoảng 30% người bị bạch biến có người trong gia đình cũng bị bệnh này.

Bệnh bạch biến thường dễ chẩn đoán nhờ các biểu hiện là những đốm hay mảng da trắng, không teo da, không vẩy, không ngứa.

Các yếu tố thuận lợi cho bệnh bạch biến phát sinh

– Do stress: căng thẳng tinh thần trong cuộc sống, chấn thương tâm lý (sau tai nạn, sau thảm họa, người thân bị mất…)

– Do tiếp xúc với hóa chất: như phenol, thiol.

– Bệnh nhân đang mắc các bệnh khác như: nhóm bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu máu ác tính…

chữa bệnh

Vì chưa biết nguyên nhân nên ngày nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu (cả đông y lẫn tây y) bệnh bạch biến. Các phương pháp điều trị chủ yếu là:

– Quang hóa trị liệu: dùng thuốc làm tăng cảm ứng với ánh sáng như uống hoặc bôi Psoralen + chiếu tia tử ngoại.

– Bôi corticoid để làm giảm miễn dịch tại chỗ da bị bạch biến.

– Nếu các phương pháp trên thất bại người ta có thể dùng phương pháp phẫu thuật ghép da, cấy tế bào sắc tố.

– Nên có cuộc sống thoải mái, yêu đời, ăn ngủ, làm việc, nghỉ ngơi có điều độ, tránh những căng thẳng trong cuộc sống. Việc chữa trị rất lâu dài nên phải kiên trì, không nóng vội, nên lạc quan tin tưởng vì nếu thất vọng, chán nản bệnh sẽ càng nặng thêm.

Xem thêm:

Ngứa da toàn thân là gì?

Ngứa da toàn thân là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngứa da toàn thân: triệu chứng của nhóm bệnh nguy hiểm