Bệnh vẩy nến đối với người bệnh thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng, thế nhưng hiện tại đang có rất nhiều người vẫn chưa hiểu hết về căn bệnh này và băn khoăn liệu căn bệnh này có chữa khỏi được không? Để có câu trả lời, phòng khám da liễu hcmmời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây.




Bệnh vảy nến là kết quả của quá trình sản xuất da tăng tốc. Thông thường, các tế bào da phát triển từ sâu bên trong da và từ từ tiến dần về phía bề mặt, nhưng đến cuối cùng chúng vẫn rơi xuống để thay một lớp tế bào da mới, chu kì điển hình khoảng 1 tháng.

Nhưng ở những người mắc vảy nến, quá trình sản xuất tế bào da có thể xảy ra chỉ trong vài ngày. Chính vì vậy, các tế bào da không có thời gian để thay đi. Những tế bào da mới được sản xuất quá nhiều, tích tụ dần và tạo nên phần vảy nến.

Vảy nến thường phát triển trên phần khớp, chẳng hạn như khuỷu tay và đầu gối, cũng có thể xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể như: tay, chân, cổ, da dầu, mặt, …

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến không ngờ tới

Theo bác sỹ bệnh viện da liễu quận 6 có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh vảy nến nhưng những nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể tới đó là:

Do di truyền: Nghiên cứu khoa học cho thấy, bệnh vảy nến có liên quan tới yếu tố di truyền. Theo đó, các nhà khoa học ước tính rằng có tới 75% bệnh vảy nến do di truyền gen gây ra và yếu tố này mang tính chất quyết định.

Sử dụng thuốc Tây y không đúng cách: Thuốc Tây nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây nên những tác dụng phụ khó lường nhất là có khả năng gây bệnh vảy nến.

Stress – “Thủ phạm giấu mặt": Yếu tố tâm lý ảnh hưởng không nhỏ tới việc gây bệnh vảy nến cũng như làm căn bệnh này trở nên nặng hơn. Những người thường có tâm lý căng thẳng, tự ti, áp lực nhiều, trầm cảm, sốc tình cảm…. sẽ dẫn tới bệnh vảy nến đột ngột tái phát là dễ gặp.”

Nhiễm khuẩn: Các tác nhân từ môi trường ngoài (virus, vi khuẩn, nấm mốc…) tấn công vào hệ thống miễn dịch gây suy yếu dễ dẫn tới rối loạn gây bệnh vảy nến.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: Tiếp xúc quá lâu dưới ánh mặt trời, lạm dụng chất kích thích,… cũng có thể gây ra bệnh vảy nến.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến:



◊ Theo thống kê, tỷ lệ người Việt hiện nay mắc bệnh vẩy nến chiếm khoảng 3-5% tổng số bệnh nhân đến khám da liễu.

◊ Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện trên da là các chấm, vết hoặc mảng nền viêm đỏ, phủ vẩy nhiều lớp, dễ bong, màu trắng đục, có hình dạng như xà cừ hoặc nến. Nó tiến triển từng đợt hay tái phát, có khi dai dẳng gây khó khăn trong việc chữa trị khỏi hẳn.

◊ Ngoài ra, nó còn đi kèm theo nhiều triệu chứng khác như: Da khô, dễ nứt nẻ và chảy máu; Đau nhức xung quanh các mảng da bị viêm; Ngứa và rát xung quanh vùng da có vảy; Móng tay dày lên; Đau, sưng khớp,…

◊ Tùy từng mức độ của bệnh thì những dấu hiệu trên sẽ thể hiện khác nhau.

Người bị vảy nến cần tránh những gì?

Thực phẩm không thể chữa trị được bệnh vảy nến, nhưng ăn uống một cách khoa học sẽ giảm thiểu tình trạng bệnh. 6 thay đổi về cách sống này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh:

- Giảm cân;

- Chế độ ăn uống lành mạnh;

- Tránh xa các thực phẩm gây viêm (bao gồm thịt đỏ, đường tinh luyện, thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm chứa sữa, …);

- Uống ít rượu hơn;

- Sử dụng vitamin bổ sung;

- Điều chỉnh tâm trạng, giảm thiểu tình trạng căng thẳng.

Phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến không có cách chữa trị. Tất cả những gì chúng ta cần làm là giảm tình trạng viêm và đóng vảy, làm chậm sự tăng trường của tế bào da.

Điều trị tại chỗ

Các loại kem và thuốc mỡ bôi trực tiếp lên da sẽ rất hữu ích đối với bệnh ở giai đoạn nhẹ và trung bình. Một số loại thuốc điều trị tại chỗ bao gồm:

- Corticosteroid;

- Retinoids;

- Anthralin;

- Vitamin D;

- Axit salicylic;

- Kem dưỡng ẩm.

Điều trị toàn thân

Những người mắc bệnh từ vừa đến nặng hoặc những người không hợp với các loại điều trị tại chỗ sẽ cần đến thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có tác dụng phụ nghiêm trọng, vậy nên các bác sĩ sẽ rất cẩn trọng trong việc kê toa.

Các loại điều trị này bao gồm:

- Methotrexate;

- Cyclosporin (Sandimmune);

- Biologics;

- Retinoids;

- Dùng liệu pháp ánh sáng.

Nguồn: https://dakhoaauahcm.vn/phong-kham-da-lieu-au-a.html