Một chiếc đệm bẩn, sẽ mang tới những tác hại vô cùng lớn mà người dùng có thể chưa hiểu được rõ, vấn đề vệ sinh đệm cao su lại càng cần phải được chú trọng hơn nữa.
Cơ thể là nơi tiếp xúc với đệm thường xuyên nhất, việc nằm ngủ trên chiếc đẹm chứa hàng tá bụi bẩn từ không khí, hoặc các vết bẩn cứng đầu có thể gây nguy hại tới sức khỏe người dùng. Do đó hãy cùng tìm hiểu về việc tại sao đệm cao su cần phải vệ sinh thường xuyên, và cách vệ sinh thế nào sao cho hiệu quả nhất qua bài viết sau đây.
Tầm quan trọng của việc vệ sinh đệm
Một chiếc đệm bẩn, không chỉ gây ra những phiền phức trong cuộc sống, mà ngay cả không khí trong phòng ngủ cũng có thể chịu nhiều ảnh hưởng. Việc dùng những chiếc đệm bẩn trong thời gian dài có thể gây ra các mùi khó chịu, khiến cho sức khỏe và cuộc sống của các thành viên trong gia đình chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp. Đối với cơ thể trẻ em, sẽ tiết ra các loại hormone tăng trưởng trong khi ngủ, do đó ở đối tượng này chất lượng giấc ngủ là vô cùng cần thiết.
Từ đó giúp ích cho trẻ được phát triển thuận lợi cả về thể trạng của cơ thể lẫn trí tuệ , mà việc này chỉ có được khi trẻ được ngủ trên tấm đệm được đảm bảo về vấn đề vệ sinh và đáp ứng tính thoáng mát nhất trên đệm.
Chính vì thế việc vệ sinh đệm cao su là rất quan trọng, không chỉ giúp người dùng loại bỏ triệt để các loại bụi bẩn hiệu quả, mà còn giữ nguyên yếu tố thẩm mỹ cho không gian sống của gia đình. Bên cạnh đó các loại vi khuẩn và nấm mốc trên đệm cũng được đẩy lùi triệt để, bởi sức khỏe cũng sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng nếu trên đệm có các loại nấm mốc tồn tại.
Cụ thể chúng sẽ gây ra những vấn đề liên quan tới da liễu, hoặc tình trạng dị ứng và viêm da, đối với những người có làn da nhạy cảm thì việc này lại càng nguy hiểm hơn.
Các loại côn trùng và ký sinh trùng như mạc bụi, bọ ve, kiến, mối mọt cũng sẽ được loại bỏ, nếu thực hiện việc vệ sinh đệm cao su thường xuyên, từ đó không khí trong phòng ngủ cũng được cải thiện đáng kể, để giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra tuổi thọ của đệm cao su cũng được gia tăng nếu vệ sinh đệm cao su thường xuyên, nó không những tiết kiệm cho phí và đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Vệ sinh đệm thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh hen xuyễn, nếu như bạn có thói quen không thực hiện việc vệ sinh thường xuyên cho tấm đệm. Điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh, đồng nghĩa với việc đang nuôi dưỡng hàng triệu vi khuẩn trong nhà mà không hề hay biết, bệnh hen xuyễn là một trong những bệnh thường gặp khi không vệ sinh đệm ngủ thường xuyên
Ngủ là thời gian để cơ thể tái tạo lại năng lượng, thư giãn và đẩy lùi mệt mỏi hiệu quả, do đó một giấc ngủ tốt sẽ mang đến sự minh mẫn, sức khỏe tốt và trí nhớ tốt. Chính vì thế việc vệ sinh đệm thường xuyên, để chăm sóc giấc ngủ là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết mà người dùng cần chú ý.
Hướng dẫn vệ sinh đệm cao su
Do đặc thù thời tiết của Việt Nam là vùng nhiệt đới, nên thời tiết quanh năm nóng ẩm, mưa và ẩm thấp kéo dài. Nên giường ngủ thường xuyên gặp phải tình trạng bị ẩm, mốc khó chịu. Để xử lý vấn đề này người dùng có thể sủ dụng nước cốt chanh, hoặc banking soda để tẩy mốc.
Tiếp theo dùng khăn sạch và giặt bằng nước ấm, rồi vắt ráo nước, lau khắp bề mặt và để đệm khô tự nhiên ở trong phòng, hoặc có thể dùng quạt thổi gió để làm khô đệm nhanh chóng.
Các gia đình có trẻ nhỏ thì việc không thể tránh khỏi đó là bé thường xuyên tè dầm trên đệm và gây ra những mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng tới giấc ngỉ. Để xử lý trường hợp này, có thể xử lý các mùi hôi và vết bẩn theo các bước cở bản như sau:
Nguyên liệu: Baking soda hoặc phấn rôm dành cho trẻ em, khăn ướt và giấy thấm, máy hút bụi và một chút tinh dầu thơm.
Thực hiện:
Bước 1: Dùng giấy thấm để thấm hút bớt lượng nước trên đệm cao su thiên nhiên.
Bước 2: Dùng khăn ướt lau thật sạch bề mặt nệm cao su thiên nhiên.
Bước 3: Đổ một lượng phấn rôm em bé vừa đủ lên chỗ vùng đệm cao su bị ẩm, tác dụng của loại phấn rôm này sẽ hút toàn bộ mùi ẩm mốc hiệu quả.
Bước 4: Dùng máy hút bụi, để hút lượng phấn cao su thiên nhiên đi và nhỏ thêm vài giọt tinh dầu thơm lên để tạo mùi hương dễ chịu cho các thành viên có được cảm giác thoải mái, cho giấc ngủ ngon hơn.
Bước 5: Dùng quạt, quạt trực tiếp lên đệm, để cho đệm được khô tự nhiên.
Việc trên đệm xuất hiện các loại bụi bẩn, cùng mùi khó chịu khi sử dụng đệm hàng ngày, là không thể tránh khỏi. Nên việc cần phải thực hiện nhanh chóng đó là vệ sinh đệm cao su. Để giữ cho tấm đệm của gia đình mình luôn đảm bảo sạch hãy thực hiện những điều sau:
Hút bụi cả hai mặt đệm với tần suất 1 lần/tháng, việc làm này nhằm loại bỏ những bụi bẩn và vi khuẩn có thể sẽ gây các bệnh đường hô hấp và dị ứng.

Phơi đệm ở nơi thoáng gió, hoặc nơi có mái che để hong khô đệm 1 tháng 1 lần nhằm loại bỏ nấm mốc và ký sinh, ngoài ra phơi đệm cũng làm biến mất những mùi khó chịu ám trên đệm.
Đối với vết máu hoặc vết nước tiểu, xử lý bằng cách đổ một chút dung dịch oxy già trực tiếp lên vết bẩn rồi thấm liên tục ngay sau đó bằng 1 tấm vải sạch. Ngoài ra nếu cách trên không hiệu quả thì đổ dung dịch bột giặt pha với nước sạch lên vết bẩn rồi chà mạnh và nhớ giặt trọng nước lạnh vì nước nóng sẽ càng làm vết bẩn bám chắc hơn.
Đối với những vết bẩn cứng đầu hơn, hãy thử bôi 1 ít baking soda và đợi cho baking soda ngấm sau đó lấy máy hút bụi hút ra ngoài lượng soda còn lại trên đệm.
Nếu như người dùng không có thời gian cho việc vệ sinh đệm cao su, thì có thể sử dụng tới dịch vụ vệ sinh đệm cao su chuyên nghiệp hiện đang rất phổ biến hiện nay. Để cho kết quả làm sạch dễ dàng, mà không mất thời gian cho việc vệ sinh.
Nguồn: vesinhdem.vn