Một trong những dòng đệm được sử dụng nhiều nhất hiện nay đó là đệm cao su Dunlopillo, và vấn đề giặt đệm cao su Dunlopillo cũng nhận được sự quan tâm lớn từ người dùng.
Đây là chiếc đệm có nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, do đó cách làm sạch đệm cũng cần phải được thực hiện. Nếu không có thời gian cho việc giặt đệm, người dùng thường sử dụng tới các dịch vụ giặt đệm cao su giá rẻ chuyên nghiệp hiện đang rất phổ biến.
Cấu trúc đệm cao su Dunlopillo
Đệm cao su có đặc điểm cấu tạo hoàn toàn từ chất liệu cao su thiên nhiên, bởi cấu trúc thiết kế bọt khí hở đặc biệt, do đó trong vấn đề giặt đệm cao su. Người dùng đặc biệt cần phải lưu ý tới những vấn đề sau đây để nhằm đảm bảo cho đệm duy trì được tính năng sử dụng tốt nhất, và đảm bảo tuổi thọ cũng như độ bền của chiếc đệm.
Điều cần lưu ý đầu tiên đó là tuyệt đối dùng các loại hóa chất tẩy rửa để giặt đệm cao su, bởi nếu sử dụng chúng sẽ gây tình trạng suy giảm, mất đi tính đàn hồi, khiến cho bề mặt đệm bị chai cứng, mất đi độ mềm mại vốn có của đệm.
Sau khi đã thực hiện xong các bước giặt đệm, thì tuyệt đối không được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, thay vào đó chỉ nên phơi đệm tại những vị trí có mái che, thoáng mát. Việc phơi đệm dưới ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho đệm bị co lại, suy giảm đi tính đàn hồi, rút ngắn tuổi thọ của đệm khiến cho đệm nhanh bị hỏng.
Tuyệt đối không được giặt đệm cao su với nước, vì điều này sẽ khiến tuổi thọ của đệm bị suy giảm nghiêm trọng. Khi đệm xuất hiện các vết bẩn thì chỉ nên dùng khăn lau đã thấm nước ẩm để làm sạch bề mặt đệm nhằm tăng tuổi thọ của sản phẩm. Việc sử dụng trực tiếp nước và bột giặt để giặt đệm cao su là hoàn toàn sai lầm và sẽ làm mất đi tính đàn hồi của sản phẩm
Để giặt đệm cao su đúng cách nhất, trước tiên cần xác định được loại vết bẩn đó là gì. Từ đó sẽ áp dụng những cách giặt phù hợp và đúng tiêu chuẩn nhất
Hướng dẫn giặt đệm cao su đúng cách
Đối với các vết bẩn thông thường trên bề mặt đệm cao su, cách xử lý đơn giản đó là sử dụng máy hút bụi để làm sạch. Hoặc các vết bẩn mà máy hút bụi không tiếp cận được thì chỉ cần lấy khăn ầm chà nhẹ nhàng để lau đi vết bẩn. Lưu ý không được chà mạnh nếu không sẽ khiến đệm bị rách. Sau khi các vết bẩn được làm sạch, thì làm khô đệm bằng quạt hoặc phơi tại nơi có gió, thoáng mát.
Để xử lý những mùi hôi trên đệm, sau khi đã làm sạch đệm sơ qua thì sử dụng loại phấn rôm của trẻ em để thoa đều lên trên bề mặt đệm. Phấn rôm vừa có tác dụng khử mùi, khử khuẩn vừa giúp giữ cho bề mặt tấm đệm được dai và mềm mịn hơn.
Nếu trên đệm có các vết ố, vết bẩn cứng đầu, tiến hành làm sạch bằng khăn bông, nhúng vào nước có hòa tan cùng xà phòng để cọ sạch mặt đệm sau đếm đem phơi khô.
Nếu đệm của gia đình bạn là loại đệm mỏng có thể đem ra ngoài trời đập nhẹ đều cho hết bụi rồi đem phơi, không cần kỹ lưỡng như cách giặt đệm cao su dày và cao.
Cách bảo quản đệm cao su đúng cách nhất ngoài việc vệ sinh đệm thường xuyên, đó là cần thay ga trải định kỳ, cùng với việc vệ sinh phòng ngủ để đảm bảo thông thoáng nhất. Luôn luôn đặt đệm trên mặt phẳng để tránh hư hỏng.
Bên cạnh đó cần thực hiện việc xoay trở mặt đệm thường xuyên từ trên xuống dưới để đảm bảo tuổi thọ của đệm sẽ được kéo dài. Luôn giữ đệm cao su trong tình trạng khô thoáng nếu đệm bị ẩm mốc phải lập tức xử lý để bảo vệ đệm hiệu quả.
Nguồn: giatdemgiare.com